Thể thao

Nhận định, soi kèo Real Betis vs Real Sociedad, 03h00 ngày 17/2: Tin vào chủ nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-19 18:30:00 我要评论(0)

Linh Lê - 16/02/2025 09:01 Tây Ban Nha bxh ngoại hạng anh mới nhấtbxh ngoại hạng anh mới nhất、、

ậnđịnhsoikèoRealBetisvsRealSociedadhngàyTinvàochủnhàbxh ngoại hạng anh mới nhất   Linh Lê - 16/02/2025 09:01  Tây Ban Nha

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bộ TT&TT đã yêu cầu các sở TT&TT làm việc, yêu cầu các trung tâm, chi nhánh doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp dữ liệu đăng ký sử dụng số lượng SIM điện thoại lớn, có dấu hiệu bất thường. Ảnh: Thạch Thảo

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, đến giữa tháng 7/2023, các doanh nghiệp đã rà soát, làm rõ việc sở hữu đối với tất cả 100% các thuê bao khách hàng là tổ chức. Các nhà mạng đã xử lý được gần 20% tổng số giấy tờ đứng tên nhiều SIM.

Việc rà soát, xử lý làm rõ đối với thuê bao sở hữu nhiều SIM bao gồm các nhiệm vụ như: Cập nhật lại thông tin chính xác; rà soát cam kết bảo đảm các khách hàng sử dụng nhiều số thuê bao đúng với mục tiêu đăng ký sử dụng trong hợp đồng; tạm dừng dịch vụ để yêu cầu khách hàng rà soát, làm rõ việc sở hữu.

“Để ngăn chặn tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng đăng ký thuê bao đứng tên nhiều SIM, kích hoạt sẵn, bán tràn lan…, lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, Bộ TT&TT tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động quyết liệt thực hiện đúng tiến độ việc rà soát, làm rõ đối với các khách hàng sở hữu trên 10 SIM”, đại diện Cục Viễn thông nói.

Hiện Cục Viễn thông đang chỉ đạo tập trung nguồn lực, rà soát, làm rõ các thuê bao sở hữu nhiều SIM, với mục tiêu bảo đảm người đứng tên đăng ký thuê bao chính là người sử dụng số thuê bao đó.

Bộ TT&TT tiếp tục giao các doanh nghiệp viễn thông rà soát, làm rõ việc sở hữu các số thuê bao do tổ chức, cá nhân đã thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với doanh nghiệp viễn thông; thông báo đến những khách hàng trong danh sách thuê bao sở hữu nhiều SIM, đề nghị cập nhật lại thông tin chính xác của người sử dụng/sở hữu thực số thuê bao đó.

“Việc loại bỏ các SIM thuê bao không đúng quy định là một quá trình, do vậy công việc này sẽ được liên tục rà soát và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện. Trong đó, tại đợt xử lý lần này, Bộ TT&TT tập trung xử lý tình trạng SIM thuê bao đứng tên 1 khách hàng, không trùng khớp với người sử dụng, trên thực tế có cá nhân sở hữu hàng trăm SIM thuê bao… Tồn tại này do nhiều giai đoạn trước đây có tình trạng phát triển nóng của các doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng SIM rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người sử dụng. Thậm chí, người sử dụng có thể bị liên đới nếu các SIM do mình đứng tên được sử dụng trong các hoạt động phạm pháp. Với 3 giai đoạn xử lý trong gần 2 năm qua, Bộ TT&TT cho rằng sẽ giảm triệt để được nạn SIM rác, từ đó sẽ ngăn chặn được 1 nguồn chính trong việc phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo”, đại diện Cục Viễn thông nói.

Trên thực tế, trong thời gian qua, vẫn còn tình trạng cá nhân, tổ chức thực hiện kích hoạt sẵn, kích hoạt nhiều SIM thuê bao và bán, lưu thông ra thị trường nhưng không thực hiện thay đổi thông tin theo quy định. Vẫn còn việc mua, sử dụng SIM đã đăng ký thông tin của người khác không đúng quy định. Các sai phạm này bao gồm cả thuê bao có thông tin không đầy đủ, không chính xác, giả mạo giấy tờ để đăng ký thông tin thuê bao, lợi dụng, sử dụng trái phép thông tin của người khác để đăng ký, kích hoạt SIM.

“Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện các sai phạm cố tình giả mạo giấy tờ để đăng ký thông tin thuê bao, lợi dụng, sử dụng trái phép thông tin của người khác để đăng ký, kích hoạt SIM, gây ra hậu quả thì tùy theo mức độ vi phạm đoàn Thanh tra sẽ chuyển cho cơ quan công an để tiếp tục xử lý”, đại diện Cục viễn thông cho biết.

Theo thống kê của Bộ TT&TT hồi tháng 10/2022, có tới 5.710 cá nhân sở hữu hơn 100 SIM và có 261 cá nhân sở hữu hơn 1.000 SIM trên cả nước.

Cục Viễn thông cho rằng, thời gian qua, có thể vẫn còn tình trạng người dân không ý thức được việc bản thân họ lấy thông tin của mình đăng ký thuê bao rồi đưa cho người khác sử dụng, mà không thực hiện các thủ tục sang tên theo đúng quy định. Sau khi số SIM được đăng ký và đưa cho người khác sử dụng, rất có thể gặp trường hợp người dùng số điện thoại đó không có ý thức và lợi dụng việc này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Khi cơ quan chức năng tra cứu lại, họ sẽ tìm đến người đăng ký thông tin SIM chính chủ ban đầu. Lúc đó, các cơ quan pháp luật sẽ xử lý nghiêm những đối tượng này.

Đến 30/8 sẽ xử lý xong sai phạm của thuê bao sở hữu trên 10 SIM

Đến 30/8 sẽ xử lý xong sai phạm của thuê bao sở hữu trên 10 SIM

Cơ quan chức năng đã phát hiện một số thuê bao sở hữu nhiều SIM không đúng quy định, dễ bị đối tượng xấu lợi dụng để phát tán cuộc gọi rác, tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo." alt="Chuyển cho cơ quan công an xử lý thuê bao sở hữu trên 10 SIM sai phạm" width="90" height="59"/>

Chuyển cho cơ quan công an xử lý thuê bao sở hữu trên 10 SIM sai phạm

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng thông tin về các giải pháp phòng chống lừa đảo trực tuyến. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Tại cuộc họp báo chiều ngày 5/7, ông Trần Quang Hưng lý giải những nguyên nhân khiến lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong thời gian gần đây, trong đó có việc các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn.

Xu hướng dịch chuyển của các nhóm lừa đảo trực tuyến, tập trung mạnh vào nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp được thể hiện khá rõ trong năm nay.

“Khi công nghệ phát triển, phổ cập smartphone nhiều, hiện nay trẻ em, người cao tuổi, sinh viên, người lao động thu nhập thấp đều đã có smartphone. Thế nhưng, khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo của các nhóm đối tượng này còn khá thấp. Vì thế, các nhóm lừa đảo đã tập trung mạnh vào những đối tượng này”, ông Trần Quang Hưng phân tích.

Mặt khác, Cục An toàn thông tin cũng nhận thấy, các nhóm lừa đảo trực tuyến hiện nay không còn chỉ giới hạn tại Việt Nam mà phần lớn đã hình thành các tổ chức lừa đảo ở các nước lân cận như Campuchia, Lào, Philippines. Những nhóm này cũng tập hợp được nhiều người Việt tham gia, tập trung tại các cơ sở ở các nước.

Trên cơ sở nhận định lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra mạnh còn là người dùng chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo, Cục An toàn thông tin cho rằng, ngoài việc xử lý về công nghệ, biện pháp kỹ thuật, một việc quan trọng không kém là làm sao thúc đẩy, tuyên truyền những thông tin về các hình thức lừa đảo trực tuyến đến được càng nhiều người càng tốt.

“Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ cảnh giác hơn, giúp cho câu chuyện lừa đảo trực tuyến sẽ giảm trong thời gian tới”,ông Trần Quang Hưng chia sẻ.

Để tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến nhằm bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, Bộ TT&TT đã chính thức phát động chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, triển khai từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023.

Các cơ quan, đơn vị tham gia chiến dịch sẽ tập trung phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam.

Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì, điều phối và phối hợp cùng thành viên Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.

Chiến dịch sẽ phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nền tảng mạng xã hội để cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Nói về sự khác biệt của chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dân lần này, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thêm, khác với các năm trước chủ yếu là đại diện cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp an toàn thông tin tham gia tuyên truyền, năm nay đã huy động sự chung tay của nhiều cơ quan, tổ chức khác như các công ty truyền thông, mạng xã hội, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động Việt Nam để có những hình thức tuyên truyền đa dạng, với mục tiêu là làm sao đến được với nhiều người nhất.

Ngoài ra, theo đại diện Cục An toàn thông tin, một tín hiệu tích cực là thời gian gần đây, nhiều người dân đã chủ động thông tin tới cơ quan Nhà nước về việc mình đang bị lừa đảo trực tuyến. Việc này sẽ giúp phát hiện, nhận diện sớm và kịp thời tuyên truyền, lan tỏa cho nhiều người khác biết và cảnh giác với các tình huống, hình thức lừa đảo.

Dự kiến, vào đầu tháng 8, Cục An toàn thông tin sẽ công bố kết quả của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Giả mạo thương hiệu chiếm trên 72% các hình thức lừa đảo trực tuyếnTheo thống kê của Cục An toàn thông tin, các hình thức lừa đảo trực tuyến trong thời gian qua chủ yếu là giả mạo thương hiệu, chiếm 72,6% và giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến, chiếm 11,4%." alt="Lừa đảo trực tuyến chuyển hướng nhắm tới người cao tuổi, trẻ em" width="90" height="59"/>

Lừa đảo trực tuyến chuyển hướng nhắm tới người cao tuổi, trẻ em